Văn học Anh – Wikipedia tiếng Việt Văn học Anh Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm Văn hóa Anh Quốc Lịch sử Chủng tộc Ngôn ngữ Ẩm thực Văn học Di sản Di sản thế giới Biểu tượng Quốc kỳ Quốc huy x t s Thuật ngữ Văn học Anh đề cập đến nền văn học được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm các sáng tác bằng tiếng Anh của các nhà văn không nhất thiết phải từ Anh; ví dụ Joseph Conrad là người Ba Lan, Robert Burns là người Scotland, James Joyce là người Ireland, Dylan Thomas thuộc xứ Wales, Edgar Allan Poe là người Mỹ, Salman Rushdie là người Ấn Độ, Derek Walcott là người St. Lucia, Giannina Braschi là người Puerto Rico, Vladimir Nabokov là người Nga. Trong một cách diễn đạt khác, Văn học Anh bao gồm là sáng tác của tất cả những người nói tiếng Anh trên toàn thế giới. Trong bài này chủ yếu chỉ nói đến nền văn học của những người sống ở Anh, được viết bằng tiếng Anh. Với các nền văn học từ những vùng khác nói tiếng Anh, có thể xem ở phần xem thêm cuối trang. Mục lục 1 Văn học Anh thời Trung cổ 2 Văn học hiện đại Anh 3 Văn học hậu hiện đại 4 Xem thêm 5 Tham khảo 6 Liên kết ngoài Văn học Anh thời Trung cổ[sửa | sửa mã nguồn] Các tác phẩm đầu tiên của Anh, được viết bằng ngôn ngữ Cecilia-LaFrance, ngôn ngữ ngày nay được gọi là tiếng Anh cổ, xuất hiện đầu thời kỳ Trung cổ (nguyên bản lâu đời nhất còn tồn tại là 'Cædmon's Hymn (bài thánh ca của Cædmon). Phương pháp truyền miệng phát triển rất mạnh trong giai đoạn đầu của nền văn hóa Anh và hầu hết các tác phẩm văn học đã được viết đều được đem ra biểu diễn (thành kịch). Anh hùng ca do vậy rất phổ biến và một vài tác phẩm, trong đó có Beowulf, vẫn còn được truyền đến tận ngày nay theo thể văn học Anglo-Saxon. Geoffrey Chaucer (1340 -1400), là một tác giả lớn đầu tiên của Anh. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện cổ Canterbury, một tập hợp các câu truyện ở nhiều thể loại khác nhau, đặc biệt là, chúng thể hiện mọi mặt của cuộc sống. Mặc dù Chaucer là một tác giả người Anh nhưng ông đã truyền cảm hứng sáng tác văn học cho các vùng khác ở châu Âu, đặc biệt là ở Italy. Truyện cổ Canterbury chịu ảnh hưởng từ cuốn Mười ngày của Giovanni Boccaccio Văn học hiện đại Anh[sửa | sửa mã nguồn] Ấn bản đầu tiên của Ulysses, một kiệt tác của James Joyce Xu hướng hiện đại trong văn học Anh đã phát triển mạnh, bị ảnh hưởng lớn bởi các ý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn, của chính trị gia Karl Marx, thuyết phân tâm học - Sigmund Freud. Các xu hướng nghệ thuật như trường phái ấn tượng, và sau đó là trường phái lập thể, cũng là những nguồn cảm hứng quan trọng cho với các nhà văn hiện đại. Mặc dù văn học hiện đại đã đạt đến đỉnh cao trong giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng các sáng tác đầu tiên theo xu hướng này chỉ xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 19. Gerard Manley Hopkins, A. E. Housman và Thomas Hardy là những điển hình của những nhà văn hiện đại thời đầu trong thời đại Victoria. Đầu thế kỷ 20, một vài tác phẩm chính của văn học hiện đại đã được xuất bản, bao gồm các truyện ngắn Người Dublin của James Joyce, Giữa lòng tăm tối của Joseph Conrad, và kịch, thơ của William Butler Yeats. Các tiểu thuyết gia quan trọng giữa hai thế chiến bao gồm: Virginia Woolf, E. M. Forster, Evelyn Waugh, P.G. Wodehouse và D. H. Lawrence. T. S. Eliot là nhà thơ Anh xuất sắc của thời kỳ này. Xuyên qua Đại Tây Dương, là các nhà văn như William Faulkner, Ernest Hemingway, các nhà thơ Wallace Stevens và Robert Frost. Ulysses được coi là một trong những thành tựu văn học lớn nhất trong thế kỷ. Gertrude Stein cũng là một nhân vật có tên tuổi trong thời kỳ này, nổi tiếng với dòng "Rose is a rose is a rose is a rose." trong bài thơ Sacred Emily. Các nhà văn có tiếng khác trong thời kỳ này là H.D., Marianne Moore, Elizabeth Bishop, W. H. Auden, Vladimir Nabokov, William Carlos Williams, Ralph Ellison, Dylan Thomas, R.S. Thomas và Graham Greene. Tuy nhiên, một vài nhà văn trong số họ gần với trường phái được gọi là văn học hậu hiện đại hơn. Văn học hậu hiện đại[sửa | sửa mã nguồn] Văn học hậu hiện đại là trào lưu văn học xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai tại xã hội phương Tây, đỉnh cao là vào những năm 70, 80, với hàng loạt các kỹ thuật sáng tác và tư tưởng nghệ thuật mới để phản ứng lại các quy chuẩn của văn học hiện đại, trong khi đó cũng phát triển thêm các kỹ thuật và giả định cơ bản của văn học hiện đại. Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn] Wikiversity tiếng Anh có tài liệu giáo dục và khoa học kỹ thuật về: Topic:Literary Studies Văn học Mỹ Văn học Anglo-Welsh Văn học Australian Văn học Canada Văn học Anh Ấn Văn học Irish Văn học Nam phi Văn học New Zealand Văn học Scotland Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn] Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn] A Website of the Romantic Movement in English Literature Luminarium: Anthology of Middle English Literature (1350-1485) Luminarium: 16th Century Renaissance English Literature (1485-1603) Luminarium: Seventeenth Century English Literature (1603-1660) BritishLit.com Norton Anthology of English Literature A Bibliography of Literary Theory, Criticism and Philology Ed. José Ángel García Landa, (University of Zaragoza, Spain) Groves of Academe A Literary Theory and Criticism discussion board Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Văn_học_Anh&oldid=63822670” Thể loại: Văn học Anh Lịch sử văn học Vương quốc Liên hiệp Anh Văn hóa tiếng Anh Trình đơn chuyển hướng Công cụ cá nhân Chưa đăng nhập Thảo luận cho địa chỉ IP này Đóng góp Mở tài khoản Đăng nhập Không gian tên Bài viết Thảo luận Biến thể Giao diện Đọc Sửa đổi Sửa mã nguồn Xem lịch sử Thêm Tìm kiếm Xem nhanh Trang Chính Bài viết chọn lọc Tin tức Bài viết ngẫu nhiên Thay đổi gần đây Phản hồi lỗi Quyên góp Tương tác Hướng dẫn Giới thiệu Wikipedia Cộng đồng Thảo luận chung Giúp sử dụng Liên lạc Công cụ Các liên kết đến đây Thay đổi liên quan Trang đặc biệt Liên kết thường trực Thông tin trang Trích dẫn trang này Khoản mục Wikidata In/xuất ra Tạo một quyển sách Tải về dưới dạng PDF Bản để in ra Tại dự án khác Wikimedia Commons Ngôn ngữ khác العربية Asturianu Azərbaycanca تۆرکجه Bahasa Indonesia Bahasa Melayu বাংলা भोजपुरी Bosanski Български Català Čeština Dansk Deutsch Eesti Ελληνικά English Español Esperanto Euskara فارسی Français Frysk Galego ગુજરાતી 한국어 Հայերեն हिन्दी Hrvatski Italiano עברית ಕನ್ನಡ Қазақша Latina Lietuvių Lingua Franca Nova Magyar Македонски မြန်မာဘာသာ Nederlands 日本語 Norsk bokmål Norsk nynorsk ਪੰਜਾਬੀ پنجابی Polski Português Română Русский සිංහල Simple English سنڌي Slovenčina Српски / srpski Srpskohrvatski / српскохрватски Suomi Svenska Tagalog தமிழ் Татарча/tatarça Türkçe Українська اردو Winaray 吴语 粵語 中文 Sửa liên kết Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 lúc 16:17. Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền riêng tư. Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. Quy định quyền riêng tư Giới thiệu Wikipedia Lời phủ nhận Phiên bản di động Nhà phát triển Thống kê Tuyên bố về cookie